GIÁO LÝ VỀ CÁC GIÁO PHỤ

Bài 1. Thánh Clêmentê, Giám mục Rôma

Trong những tháng vừa qua, chúng ta đã suy gẫm về hình ảnh của từng Tông đồ và về những nhân chứng đầu tiên của đức tin Kitô giáo được đề cập trong các tác phẩm Tân ước. Bây giờ chúng ta hướng về các “Tông phụ”, nghĩa là, các thế hệ thứ nhất và thứ hai trong Giáo hội sau các Tông đồ. Và như thế, chúng ta có thể thấy hành trình của Giáo hội bắt đầu từ đâu trong lịch sử.

Thánh Clêmentê là Giám mục Rôma trong những năm cuối của thế kỷ thứ nhất, là người kế vị thứ ba của Thánh Phêrô, sau Linô và Anacletô. Chứng tá quan trọng nhất liên quan đến cuộc đời của ngài đến từ Thánh Irênêô, Giám mục Lyon cho đến năm 202. Ngài chứng thực rằng Thánh Clêmentê “đã nhìn thấy các Tông đồ được chúc phúc”, “đã trò chuyện với họ”, và “có thể nói rằng lời rao giảng của các Tông đồ vẫn còn vang vọng bên tai, và các truyền thống của họ vẫn hiện diện trước mắt ngài” (Chống lạc giáo. III, 3,3). Những lời chứng sau này, có từ giữa thế kỷ IV và VI, gán cho Clêmentê danh hiệu tử đạo.

Vì thẩm quyền và uy tín của vị Giám mục Rôma này mà có nhiều tác phẩm khác nhau được gán cho ngài, nhưng tác phẩm duy nhất chắc chắn là của ngài là Thư gửi tín hữu Côrintô (được viết bằng tiếng Hy Lạp). Eusebiô thành Caesarea, “nhà lưu trữ” vĩ đại về sự khởi đầu của Kitô giáo, đã nói về Thư này theo những thuật ngữ sau: “Hiện còn tồn tại một thưcủa Thánh Clêmentê được công nhận là chân thật và khá dài, và có giá trị to lớn. Ngài đã viết bức thư nhân danh Giáo hội Rôma cho Giáo hội Côrintô, khi một sự nổi loạn đã phát sinh trong cộng đoàn này. Chúng ta biết rằng Thư này cũng đã được sử dụng công khai trong rất nhiều Giáo hội cả trong thời xưa và trong chính thời của chúng ta” (Lịch sử Giáo hội. 3, 16). 

Một tính chất gần như quy điển đã được gán cho Thư này. Ở phần đầu của tác phẩm, Thánh Clêmentê bày tỏ sự hối tiếc rằng “những biến cố tai họa bất ngờ và liên tiếp đã xảy ra cho chính chúng tôi” (1,1) đã ngăn cản ngài can thiệp sớm hơn. Những “sự kiện tai họa” này có thể được xác định với cuộc bách hại của Domitianô: do đó, Thư phải được viết ngay sau khi Hoàng đế qua đời và vào cuối cuộc bách hại, nghĩa là ngay sau năm 96.

Những vấn đề nghiêm trọng bủa vây Giáo hội ở Côrintô khiến cho sự can thiệp của Thánh Clêmentê: các trưởng lão của cộng đoàn, trên thực tế, đã bị lật đổ bởi một số những người chống đối trẻ. Biến cố đau buồn này đã được nhắc lại một lần nữa bởi Thánh Irênêô: “Trong thời gian của Thánh Clêmentê, sự bất đồng không nhỏ đã xảy ra giữa các anh em ở Côrintô, Giáo hội ở Rôma đã gửi một Thư đầy thẩm quyền cho các tín hữu Côrintô khuyến khích họ sống hòa bình, canh tân đức tin và tuyên bố truyền thống mà gần đây họ đã nhận được từ các Tông đồ” (Chống lạc giáo III, 3,3). 

Do đó, chúng ta có thể nói rằng Thư này là một cử chỉ đầu tiên về tính ưu việt của Rôma sau cái chết của Thánh Phêrô. Thư của Thánh Clêmentê đề cập đến các chủ đề quen thuộc với Thánh Phaolô, người đã viết hai bức thư quan trọng gửi tín hữu Côrintô, đặc biệt là phương pháp biện chứng thần học, luôn luôn hiện hành, giữa thức chỉ định củaơncứu độ và thức mệnh lệnh củasự quyết tâm thực hành luân lý.

Trước hết là lời loan báo tràn đầy niềm hân hoan của ân sủng cứu độ. Chúa báo trước chúng ta và ban cho chúng ta sự tha thứ của Người, ban cho chúng ta tình yêu của Người và ân sủng để trở thành Kitô hữu, anh chị em của Người. Đó là một lời loan báo đong đầy cuộc sống của chúng ta niềm vui và mang lại sự chắc chắn cho hành động của chúng ta: Chúa luôn báo trước chúng ta bằng sự tốt lành của Người và sự tốt lành của Chúa luôn lớn hơn tất cả tội lỗi của chúng ta.Tuy nhiên, chúng ta phải dấn thân theo cách xứng hợp với món quà đã nhận được và đáp lại việc loan báo ơn cứu độ bằng một hành trình hoán cải quảng đại và can đảm.

So với mẫu thức của Thư Phaolô, ngoài các phần giáo lý và thực hành, Thánh Clêmentê còn thêm một “lời cầu nguyện tuyệt vời” vào phần cuối Thư.

Những hoàn cảnh tức thời của bức Thư đã cung cấp cho Thánh Clêmentê nhiều chỗ để can thiệp vào căn tính và sứ mệnh của Giáo hội. Nếu có những lạm dụng ở Côrintô, Đức Giáo Hoàng Clêmentê nhận định rằng cần phải tìm ra nguyên nhân của sự suy yếu lòng bác ái và các nhân đức Kitô giáo căn bản. Do đó, ngài kêu gọi các tín hữu sống khiêm nhường cùng với tình yêu huynh đệ. Đây là hai nhân đức thực sự cấu thành của sự hiệp thông ở trong Giáo hội, như ngài mời gọi: “Do đó, khi thấy rằng chúng ta là một phần của Đấng Thánh, chúng ta hãy làm tất cả những điều liên quan đến sự thánh thiện” (30:1).

Đặc biệt, Đức Giáo hoàng Clêmetê nhắc lại rằng chính Chúa, “đã thiết lập nơi và bởi ai Người muốn các chức năng phụng vụ được thực hiện, để tất cả có thể được thực hiện một cách sốt sắng theo mong muốn của Người và theo cách thức có thể chấp nhận được đối với Người…. Vì các cử hành đặc biệt của Người được giao cho các thầy thượng tế, và vị thế xứng hợp của họ được chia sẻ cho các thầy tư tế, và các chức vụ đặc biệt của riêng họ được trao cho các thầy Lêvi. Giáo dân bị ràng buộc bởi các luật lệ liên quan đến giáo dân” (40,1-5: có thể lưu ý rằng ở đây, trong Thư đầu thế kỷ thứ nhất này, từ Hy Lạp “laikós” xuất hiện lần đầu tiên trong văn chương Kitô giáo, có nghĩa là “một phần tửcủa Laos”, nghĩa là “của Dân Chúa”). 

Bằng cách này, khi đề cập đến phụng vụ của Israel cổ xưa, Thánh Clêmentê đã diễn tả ý nghĩa của Giáo hội như sau: Giáo hội được quy tụ bởi “Thần Khí ân sủng duy nhất tuôn đổ trên chúng ta”. Thần Khí ấy hà hơi trên các chi thể khác nhau của Thân Thể Chúa Kitô, nơi tất cả mọi người, hiệp nhất không có bất kỳ chia rẽ nào, là “chi thể của nhau” (46,6-7).

Sự phân biệt rõ ràng giữa “giáo dân” và hàng giáo sĩ không có nghĩa là sự đối lập, nhưng chỉ có sự kết hợp hưu cơ này của một cơ thể, một sinh vật với các chức năng khác nhau của nó. Thật vậy, Giáo hội không phải là một nơi hỗn loạn và vô chính phủ, cũng không phải là nơi mà người ta có thể làm những gì mình thích: mỗi người trong cơ cấu này, với một cấu trúc khớp nối, thực hiện thừa tác vụ của mình theo ơn gọi mà họ đã lãnh nhận.

Liên quan đến những người lãnh đạo giáo đoàn, Thánh Clêmentê giải thích rõ ràng giáo lý “Kế nhiệm Tông đồ”. Những quy định của việc kế nhiệm thực chất xuất phát từ chính Thiên Chúa. Chúa Cha đã sai Đức Giêsu Kitô đến, và Đức Giêsu đã sai các Tông đồ. Sau đó, các Tông đồ gửi những người đứng đầu các cộng đoàn tiên khởi và thiết lập quy luật rằng họ sẽ được kế nhiệm bởi những người nam xứng hợp.

Lời cầu nguyện cho các nhà chức trách trong xã hội ngay cả trong thời bách hại.

“Vâng, lạy Chúa, xin chiếu sáng thiên nhan Ngài trên chúng con để chúng con được anh lành. Xin che chở chúng con khỏi mọi tội lỗi, bằng cánh tay uy quyền của Ngài và giải thoát chúng con khỏi những kẻ thù ghét chúng con cách bất công, vô cớ. Xin ban cho chúng con được bình an, thuận hoà. Xin cho chúng con và cho mọi cư dân trên mặt đất, như Chúa đã ban cho cha ông chúng con, khi họ kêu cầu Chúa với tấm lòng thanh khiết trong niềm tin và chân lý. Xin cho chúng con biết thần phục Thánh Danh toàn năng và chí thánh của Chúa cũng như tùng phục những người cai trị và lãnh đạo chúng con trên mặt đất này. Chính Ngài, lạy Chúa, là Đấng ban cho họ quyền bính vương đế. Ngõ hầu, khi biết rằng vinh quang và danh dự mà họ lãnh nhận là bởi Chúa, chúng con tùng phục họ, mà không hề đi ngược lại thánh ý Chúa. Lạy Chúa, xin ban cho họ sức khoẻ, bình an, bền vững, và sự đồng tâm nhất trí. Để họ thực thi vương quyền mà Chúa đã giao phó cách vẹn toàn không sai lạc. Bởi chính Ngài, lạy Chủ tể trời cao, là Vua muôn thủa. Chính Ngài đã ban cho con cái loài người vinh quang, danh dự và quyền trên mọi vật trần thế. Lạy Chúa, xin hướng dẫn quyết định của họ theo như những gì là thiện hảo và đẹp lòng Chúa, để khi thực thi quyền bính, mà Chúa đã ban cho họ, trong hoà bình và lòng nhân ái, và với niềm kính mến, họ nhận ra Chúa là Đấng đầy ân đức. Chỉnh mình Chúa mới có thể thực hiện những việc tốt lành và cả những việc lớn lao nhất cho chúng con. Chúng con xin dâng lời cảm tạ Chúa nhờ vị Thượng Tế và là Đấng che chở tâm hồn chúng con, Đức Giêsu Kitô. Bây giờ, từ thế hệ này qua thế hệ kia, tới muôn muôn đời. Amen” (60-61).[1]

Lm. Antôn Trần Văn Phú, biên dịch


[1] Jacques Liebaert, Giáo Phụ, tập 1 – Thế kỷ I-IV, dịch giả Athanase Nguyễn Quốc Lâm, Nxb. Tôn Giáo, 2023, tr. 27-28

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Thánh Irênêô thành Lyon

Thánh Irênêô thành Lyon

Thu Hoa VũTh1 17, 202510 min read

GIÁO LÝ VỀ CÁC GIÁO PHỤ Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI BÀI 4: Thánh Irênêô thành Lyon Trong chuỗi bài giáo lý về các nhân vật nổi bật của Giáo […]

Khai giảng lớp giáo lý Dự tòng-Hôn nhân

Khai giảng lớp giáo lý Dự tòng-Hôn nhân

Thu Hoa VũTh1 16, 20252 min read

THÔNG BÁO: KHAI GIẢNG LỚP GIÁO LÝ DỰ TÒNG – HÔN NHÂN TỔNG GIÁO PHẬN HÀ NỘI HỌC VIỆN THẦN HỌC THÁNH PHÊRÔ LÊ TUỲ 40 Nhà Chung, Hoàn Kiếm, […]

BÀI 3-Thánh Giustinô, Triết gia và Tử đạo

BÀI 3-Thánh Giustinô, Triết gia và Tử đạo

Thu Hoa VũTh1 15, 20256 min read

ĐỨC GIÁO HOÀNG BÊNÊĐICTÔ XVI GIÁO LÝ VỀ CÁC GIÁO PHỤ  BÀI 3 Thánh Giustinô, Triết gia và Tử đạo (c. 100-165)   Trong các bài giáo lý này, chúng […]

Thánh Inhaxiô thành Antiôkia

Thánh Inhaxiô thành Antiôkia

Thu Hoa VũTh1 13, 20259 min read

GIÁO LÝ VỀ CÁC GIÁO PHỤ Đức Giáo hoàng Bênêđictô  XVI Bài 2: Thánh Inhaxiô thành Antiôkia Tuần trước chúng ta đã suy ngẫm về Đức Giáo Hoàng Clêmentê I, […]

LỚP GIÁO LÝ DỰ TÒNG – HÔN NHÂN KHOÁ II

LỚP GIÁO LÝ DỰ TÒNG – HÔN NHÂN KHOÁ II

admin_hocvienletuy_2024Th2 20, 20242 min read

THÔNG BÁO KHAI GIẢNG LỚP GIÁO LÝ DỰ TÒNG – HÔN NHÂN MỤC ĐÍCH: THỜI GIAN ĐỊA ĐIỂM HỒ SƠ ĐĂNG KÝ ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ ĐĂNG KÝ VÀ NỘP […]

Lên đầu trang